Thang máy gia đình: Tổng quan, kích thước và giá
Sự khác biệt giữa thang máy gia đình và thang máy thương mại
So với các loại thang máy thương mại trong các tòa nhà lớn, thang máy gia đình không phức tạp về mặt cấu tạo và chi phí thấp hơn nhiều.
Về cơ bản, thang máy gia đình nhỏ hơn về cả kích thước lẫn sức chứa. Kích thước thang máy gia đình tầm 200 – 300 kg và có thể sử dụng cho 3 – 4 người, tối đa lên xuống 2 – 5 tầng. Thang máy gia đình vẫn có các loại khác nhau và có thể thiết kế phù hợp với thẩm mỹ, nhu cầu của chủ gia đình.
Chi tiết và hệ thống điều khiển bên ngoài và bên trong thang máy gia đình cũng ít phức tạp hơn so với thang máy thương mại. Bao gồm các nút thể hiện số tầng, nút báo động khi có trục trặc, nút điều khiển cửa (một số thang máy không có nút điều khiển cửa).
Thang máy gia đình trên thị trường Việt Nam bao gồm thang máy gia đình nhập khẩu nguyên chiếc và thang máy gia đình liên doanh
- Thang máy gia đình nhập khẩu: được nhập khẩu 100% nguyên chiếc tại nước ngoài. Có giá thành cao hơn so với thang máy liên doanh. Nguyên nhân phần lớn đến từ thuế nhập khẩu.
- Thang máy gia đình liên doanh: được gia công tại Việt Nam với một phần linh kiện từ nước ngoài và một phần linh kiện, bộ phận được sản xuất tại Việt Nam, ví dụ như cabin thang máy.
Phân loại theo nhu cầu sử dụng với nhu cầu và ngôi nhà của bạn là một việc hết sức quan trọng.
Kích thước thang máy gia đình
Kích thước thang máy phụ thuộc nhiều vào tải trọng thang máy. Dựa theo tải trọng từ 200kg – 550kg, thang máy gia đình được phân làm 2 loại chính : thang máy có phòng máy và thang máy không phòng máy.
- Thang máy có phòng máy được sử dụng khi công trình xây dựng không bị khống chế chiều cao
- Thang máy không phòng máy được sử dụng khi công trình bị giới hạn chiều cao xây dựng
Lựa chọn kích thước thang máy gia đình phù hợp
Một số kích thước thang máy chi tiết bạn cần quan tâm khi lựa chọn thang máy:
- Kích thước hố PIT thang máy
Kích thước hố PIT thang máy được tính từ mặt sàn tầng chứa cửa thang máy dưới cùng đến bề mặt của đáy hố PIT. Độ sâu từ 600mm – 1400mm (tùy từng tải trọng thang). - Chiều cao OH thang máy
Chiều cao OH được tính từ mặt sàn tầng trên cùng đến sàn phòng máy, chiều cao từ 3500mm đến 4200mm đối với thang máy có phòng máy, 3200mm đối với thang máy không phòng máy. - Các kích thước giếng thang
Kích thước giếng thang máy gia đình: 1350mm x 1350mm, 1350mm x 1450mm, 1350mmx 1500mm, 1600mm x 1600mm - Kích thước cabin
Kích thước của cabin thang máy gia đình kích thước phù hợp là từ 1000mm – 1200mm - Kích thước cửa thang máy
Kích thước cửa tiêu chuẩn của thang máy gia đình là 800mm.
Giá lắp đặt thang máy gia đình
Giá lắp đặt thang máy gia đình hay giá cả một chiếc thang máy gia đình phụ thuộc vào 5 yếu tố:
- Chủng loại thang máy gia đình
Chủng loại thang máy gia đình ảnh hưởng khá lớn đến giá thành thang máy, bao gồm: thang máy sử dụng máy kéo, thang máy lồng kính, thang máy chân không, thang máy thủy lực,… Chi phí mỗi loại là khác nhau, tùy vào sự lựa chọn của bạn - Thương hiệu thang máy
Nếu xét về thương hiệu thang máy, giá thang máy đã ổn định hơn nhiều so với trước kia. Bạn có thẻ chọn lựa các thương hiệu có uy tín lâu năm sản xuất như thang máy Hitachi, Mitsubishi, thang máy Otis, Fuji, Montanari, Schindler,…=
Thang máy nhập khẩu từ Nhật Bản hoặc Thái Lan sẽ có giá thành cao hơn so với thang máy từ Trung Quốc hoặc Đài Loan. Vì có sự khác nhau về chất lượng cũng như chính sách bảo hành, bảo trì. - Thiết kế cụ thể của từng thang máy
Tùy vào nhu cầu sử dung mà thiết kế của thang máy có thể khác nhau và dẫn đến sự chênh lệch về giá thành của thang máy.
Những thông số cơ bản quyết định giá thành của thang máy có thể kể đến như:
- Tải trọng
- Động cơ sử dụng
- Tốc độ thang máy
- Số tầng phục vụ (số điểm dừng)
Tải trọng càng lớn, số tầng càng nhiều, tốc độ càng nhanh thì giá thang máy sẽ càng tăng.
- Nội thất thang máy
Đối với thang máy gia đình, phần nội thất đóng vai trò rất quan trọng cho chất lượng hệ thống cũng như tăng thêm vẻ đẹp bên ngoài cho ngôi nhà.
Nếu bạn mua thang máy theo tiêu chuẩn cơ bản thì chỉ phải thanh toán giá niêm yết, nhưng nếu có nhu cầu thiết kế riêng thì bạn bắt buộc phải chi trả thêm những khoản chi phí này - Địa điểm lắp đặt thang máy
Tùy thuộc vào chính sách của hãng phân phối và lắp đặt thang máy. Tuy không có sự khác biệt nhiều ở khu vực, địa điểm lắp đặt thang máy. Nhưng nếu vị trí của bạn xa so với nơi cung cắp và lắp đặt, giá thành có thể tăng thêm vì chi phí vận chuyển khi lắp đặt hoặc bảo trì.
Cấu tạo thang máy gồm những phần nào?
Để phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội thì thang máy cũng đã từng ngày phát triển lên. Từ những cái thang máy đầu tiên ra đời từ thế thứ XVIII chỉ dành cho vua thì tới ngày nay các thang máy đã phổ biến trên toàn thế giới. Vì vậy cấu tạo thang máy cũng đã phát triển lên để tối ưu hóa không gian, năng lượng và tiền bạc cho người sử dụng.
- Hệ thống tủ điều khiển (Tủ điện thang máy)
Là nơi chứa các thiết bị điện, điện tử, nơi xử lý các lệnh từ cabin và cửa thang máy để đảm bảo cho thang máy hoạt động theo đúng yêu cầu của người thiết kế. Thang máy hiện đại có khả năng xử lý nhiều lệnh cùng lúc nhưng có chế độ ưu tiên (cùng lúc có thể nhận nhiều lệnh điều khiển hoặc gọi tầng). Các nút nhấn trong cabin cho phép thực hiện các lệnh chuyển động đến các tầng cần thiết. Các nút ấn ở cửa tầng cho phép hành khách gọi cabin đến cửa tầng đang đứng. Các màn hình LCD ở cửa tầng và trong cabin cho biết vị trí của cabin.
- Máy kéo ( Động cơ thang máy)
Được đặt trong phòng máy cùng với tủ điện nếu có phòng máy hoặc được đặt trên đỉnh hố thang với thang máy không có phòng máy. Có nhiệm vụ kéo toàn bộ cabin thang máy từ tầng này sang tầng khác.
- Cửa cabin
Hay còn gọi là cửa thang máy. Cửa thang máy có 2 loại: loại 1 cánh và 2 cánh. Cửa cabin có các cảm biến để khi khép cửa lại gặp vật cản thì nó sẽ tự động mở ra lại. Và khi khép hoàn toàn thì người trong cabin mới di chuyển được
- Cabin
Là nơi cho phép người sử dụng đứng bên trong và điều khiển thang máy di chuyển theo ý muốn. Cabin còn là nơi an toàn để che chở cho người dùng khi có sự cố thang máy xảy ra
- Cửa tầng thang máy
Là phần cửa ngoài của thang máy đựợc mở thông qua động cơ đầu cửa của thang máy. Cửa Cabin và cửa tầng được trang bị khoá liên động và các tiếp điểm điện để đảm bảo an toàn cho thang máy hoạt động. Động cơ mở cửa là loại động cơ xoay chiều với khả năng đảo chiều quay dễ dàng.
- Bảng điều khiển cửa thang máy
Thông thường gồm 2 nút nhấn và màn hình led. 2 nút nhấn có nhiệm vụ gọi cabin tới tầng. Màn hình để hiển thị vị trí tầng có cabin
- Phần đối trọng
Là thiết bị được thiết kế đối lập với cabin có nhiệm vụ dùng sức nặng để kéo cabin đi lên hoặc đi xuống. Bộ phận này kết hợp với máy kéo để đưa cabin lên xuống được dễ dàng. Nguyên tắc hoạt động như cái bập bênh mà các bạn vẫn nhìn thấy
- Ray dẫn hướng
Được lắp đặt dọc theo giếng thang để dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo hố thang. Ray dẫn hướng đảm bảo cho đối trọng và cabin luôn nằm ở vị trí thiết kế của chúng trong hố thang máy và không bị dịch chuyển theo phương ngang trong quá trình chuyển động. Ngoài ra ray dẫn hướng phải đảm bảo độ cứng để giữ trọng lượng cabin và tải trọng trong cabin tựa lên ray (trong trường hợp đứt cáp hoặc cabin đi xuống với tốc độ lớn hơn giá trị cho phép).
- Bộ chống vượt tốc
Là bộ phận an toàn khi vận tốc thay đổi do một nguyên nhân nào đó vượt quá vận tốc cho phép, bộ hạn chế tốc độ sẽ bật cơ cấu khống chế cắt điều khiển motor và bộ hãm sẽ làm việc.
- Giảm chấn thang máy
Được lắp đặt dưới đáy hố thang để dừng và đỡ cabin và đối trọng trong trường hợp cabin hoặc đối trọng chuyển động xuống dưới, vượt quá vị trí đặt công tắc hạn chế hành trình cuối cùng. Giảm chấn phải có độ cao đủ lớn để khi cabin hoặc đối trọng tỳ lên nó thì có đủ khoảng trống cần thiết phía dưới sao cho gia tốc dừng cabin hoặc đối trọng không vượt quá giá trị cho phép được quy định trong tiêu chuẩn, đồng thời đảm bảo được một khoảng trống an toàn cho việc sửa chữa. Có các quy định về tải trọng thang máy và giảm chấn ra sao
- Dây điện dọc hố ( Dây cọc đông)
Là dây tín hiệu kết nối tủ điều khiển đến các bộ phận của thang máy. Và điều đáng chú ý là khi cabin di chuyển thì dây này sẽ di chuyển theo - Các bộ phận khác
Bộ cứu hộ thang máy, công tắc hành trình, dây điện, móng ngựa, sill cửa tầng, bo cửa tầng.
Đối với nhu cầu lắp đặt thang máy trong gia đình, có 3 lợi ích lớn nhất:
- Sự tiện lợi trong di chuyển
Với những căn nhà lớn hoặc biệt thự có 4 – 5 tầng, rõ ràng bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và cực kỳ tiện lợi khi phải di chuyển lên xuống - Tiết kiệm diện tích ngôi nhà: Vì tính nhỏ gọn, thang máy gia đình không hề chiếm nhiều diện tích của căn nhà. Ngược lại, khi lắp đặt thang máy, bạn sẽ tiết kiệm được diện tích cầu thang lớn.
- Tăng tính thẩm mỹ và giá trị cho ngôi nhà: Ở thời điểm xã hội và kinh tế phát triển chóng mặt như hiện tại. Việc một ngôi nhà cao tầng hoặc biệt thự có lắp đặt thang máy được thiết kế phù hợp sẽ tăng giá trị cho công trình lên rất nhiều lần. Ngoài ra nếu bạn được tư vấn tận tình về mặt thiết kế, thang máy gia đình hoàn toàn có thể là điểm nhấn đặc biệt cho ngôi nhà
Vì số tiền đầu tư và công sức lắp đặt thang máy không phải nhỏ, chúng tôi đưa ra một số yếu tố sau để bạn có thể kiểm soát ngay tại thời điểm mua hàng để giảm thiểu chi phí liên quan đến thang máy như việc xây dựng và vòng đời sử dụng.Theo những yếu tố đã đề cập phía trên, để lựa chọn được thang máy gia đình phù hợp với căn nhà và nhu cầu sử dụng bạn cần quan tâm đến các vấn đề chính:
- Lắp thang máy gia đình sẽ mang đến cho bạn những lợi ích gì
- Lựa chọn kích thước và loại thang máy phù hợp với nhu cầu
- Lựa chọn thương hiệu, hãng thang máy
- Xem xét tổng chi phí mua thang máy và lắp đặt cùng với bảo trì thang máy